Bán hàng trực tuyến có thể mở ra một thị trường rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp. Khi cửa hàng của bạn có thể mở 24/7 và bạn có thể tiếp cận một thị trường toàn cầu mà không mất chi phí cho việc gửi thư giới thiệu hoặc đầu tư call center, đó thật sự mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Tuy vậy có nhiều điều cần phải xem xét khi thiết kế website bán hàng. Mỗi ngày có hàng ngàn lỗi mà những nhà bán lẻ trực tuyến mắc phải và hầu hết những lỗi này có thể tránh được nếu chúng ta cẩn thận trong việc lên kế hoạch.
1. Thiếu thông tin chi tiết về sản phẩm
Khi bạn mua hàng trong 1 cửa hàng bên ngoài thực tế, bạn có một lợi thế là có thể cầm tận tay, cảm nhận , xem ở nhiều góc độ, đọc thông tin trên bao bì sản phẩm. Nhưng khi mua hàng trực tuyến thì sự tương tác này không còn nữa. Website bán hàng cần phải làm những gì tốt nhất để khách hàng có được những trải nghiệm gần với mua hàng thực tế.
Có khi nào bạn đi mua hàng trực tuyến và nhận thấy thông tin mô tả về hàng hoá quá ít ỏi? Nếu khách hàng muốn tìm hiểu chi tiết thêm thì nhiều khả năng họ sẽ đi tìm thông tin ở một nơi khác. Trừ khi website của bạn bán với giá thấp hơn đáng kể nếu không họ sẽ mua hàng ở một website khác.
2. Ẩn đi thông tin liên hệ
Khách hàng muốn biết đang giao dịch với một công ty thật sự khi cầm trên tay thông tin thẻ tín dụng. Họ muốn biết rằng nếu gặp sự cố thì họ sẽ được nói chuyện với một người thật sự và nhận được sự giúp đỡ. Nếu website bán hàng không cung cấp thông tin hoặc ẩn đi làm cho khách hàng khó tìm thấy thì họ ít khả năng tin tưởng vào website của bạn và do đó cũng ít khả năng giao dịch với bạn.
3. Quy trình thanh toán dài dòng hoặc dễ gây nhầm lẫn
Đây là một trong những sai lầm gây tổn hại nhất có một website bán hàng. Hãy làm cho nó dễ dàng nhất có thể để khách hàng nhanh chóng cung cấp thông tin thẻ tín dụng và hoàn tất mua hàng. Càng thêm nhiều bước trong quy trình mua hàng thì rủi ro khách hàng rời bỏ website mà không tiếp tục mua hàng càng cao.
4. Yêu cầu một tài khoản để mua hàng
Nếu yêu cầu khách hàng phải đăng ký tài khoản trước khi học mua hàng thì đồng nghĩa với việc bạn đặt thêm một trở ngại trên con đường mua hàng của khách. Có 2 điều bạn phải chọn lựa: bạn nhận được đơn đặt hàng hay bạn nắm bắt được thông tin khách hàng. Lưu ý tuỳ chọn thứ 2 có thể làm bạn mất đi một số khách hàng.
5. Công cụ tìm kiếm không phù hợp
Bạn có bao giờ tìm kiếm tra một website bán hàng lớn và được trả lại hàng trăm kết quả? Nếu một nửa kết quả này không giống với những gì bạn đang tìm kiếm thì thật là bất tiện. Hãy cung cấp cho khách hàng những cách để lọc kết quả tìm kiếm để loại bỏ đi sự bất tiện này.
6. Dịch vụ khách hàng nghèo nàn
Cũng tương tự như việc ẩn đi thông tin liên hệ. Hãy làm sao để khi khách hàng gặp vấn đề hay có thắc mắc thì họ có thể dễ dàng liên hệ ngay với bạn. Làm rõ ràng cho khách hàng biết cách tốt nhất để liên hệ trong những trường hợp cụ thể như thắc mắc kỹ thuật, một câu hỏi về mua hàng hoặc họ muốn trả lại sản phẩm. Nên cung cấp 1 form ghi nhận yêu cầu thay vì chỉ một email liên hệ.
7. Hình ảnh sản phẩm quá nhỏ
Trong khi khách hàng không thể cầm nắm sản phẩm trước khi đặt hàng thì điều bạn cần làm là tăng trải nghiệm cho khách hàng. Hình ảnh sản phẩm quá nhỏ sẽ không đem lại hiệu quả.
8. Chỉ có một hình ảnh sản phẩm
Trừ khi sản phẩm của bạn được phân phối kỹ thuật số, nếu không bạn cần phải cung cấp thật nhiều hình ảnh sản phẩm được chụp ở các góc độ khác nhau. Điều này sẽ làm tăng cơ hội khách sẽ đặt mua hàng.
9. Thiết kế giỏ hàng quá nghèo nàn tính năng
Giỏ hàng là một phần cực kỳ quan trọng trong 1 website bán hàng. Nó cần phải cho phải khách hàng thêm nhiều sản phẩm, thay đổi số lượng hay các tuỳ chọn khác về sản phẩm.
10. Thiếu các phương thức thanh toán
Có rất nhiều website bán hàng chỉ cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng Visa hoặc Master hoặc chỉ thanh toán thông qua Paypal. Không có lý do cho việc này nữa. Nếu khách hàng chỉ có thẻ AmEx thì sao hay khách hàng không muốn tạo tài khoản Paypal? Nếu khách hàng không có thẻ tín dụng mà muốn thanh toán thông qua chuyển khoản thì sao? Bạn cần phải cung cấp nhiều phương thức thanh toán để nhận được nhiều hơn nữa các đơn đặt hàng.
11. Không bao gồm các sản phẩm liên quan
Bạn thật sự dễ dàng tìm thấy các sản phẩm liên quan khi đi mua hàng thực tế. Họ đặt sẵn những viên pin vào trong các sản phẩm điện tử, đặt kế bên điện thoại di động là cụ pin dự phòng. Hãy làm tương tự vậy trên website bán hàng của bạn để tăng doanh số.
12. Cấu trúc chuyên mục khó hiểu
Không gì tệ hơn việc tìm kiếm sản phẩm trên 1 website bán hàng có cấu trúc chuyên mục khó hiểu. Thậm chí tệ hơn nữa nếu một cửa hàng trực tuyến không phân các sản phẩm ra thành các danh mục riêng rẽ để khách hàng dễ tìm kiếm. Cũng tương tự vậy cho website bán hàng mà danh mục không có sản phẩm nào cả hoặc chỉ có 1 hay 2 sản phẩm.
13. Không bao gồm phí vận chuyển
Chẳng có lý do gì mà không nêu rõ chi phí vận chuyển trên website bán hàng cả. Tôi đã nhiều lần bỏ qua việc mua hàng vì nhận được câu thông báo “Chúng tôi sẽ email cho bạn chi phí vận chuyển chính xác trước khi xử lý đơn hàng của bạn”. Khi mua hàng trực tuyến khách hàng mong muốn hoàn thành đơn hàng của họ ngay mà không chờ đợi thêm email để biết phí vận chuyển là cao hay thấp. Hãy đặt ngay chi phí vận chuyển lên website.
14. Không nêu rõ chính sách bán hàng
Trước khi mua hàng, khách hàng thường muốn biết chính sách giao hàng, trả hàng hay những chính sách bán hàng khác. Chẳng có lý do gì mà không đưa những vấn đề này vào trong mục hỏi đáp hoặc đâu đó trên website bán hàng của bạn. Những chính sách được công bố rõ ràng sẽ giảm đi đáng kể những rắc rối về sau cho người bán hàng và cả người mua hàng.
15. Không tập trung vào sản phẩm
Một tiêu của một website bán hàng là bán hàng. Nếu website của bạn chỉ tập trung vào những phần hoa lá màu mè không quan trọng khác thì mục tiêu này khó mà đạt được. hãy đảm bảo rằng website bạn hiển thị sản phẩm trước tiên, những phần khác chỉ là thứ yếu.
(Sưu tầm internet)