Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

HTML5 sẽ độc chiếm thị trường ứng dụng di động

HTML5 là một công nghệ mới cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng dựa trên nền tảng web. Những ứng dụng này có thể chạy trên bất kỳ một thiết bị nào thông qua trình duyệt web tiêu chuẩn. Các ứng dụng Native App trước đây đã trở nên cũ kỹ và sẽ dần nhường chỗ cho một công nghệ tiên tiến hơn. Native App là một ứng dụng được thiết kế đặc biệt chỉ chạy trên một hệ điều hành của một thiết bị nào đó và thường phải điều chỉnh để chạy được trên các thiết bị khác nhau. Vì vậy, dường như HTML5 là một lựa chọn tốt hơn so với Native App.
Dưới đây là những lý do chính để tin vào chiến thắng của HTML5 trước Native App:
html5 828e7 HTML5 sẽ độc chiếm thị trường ứng dụng di động
- HTML5 đặc biệt hữu dụng khi được dùng để phát triển các ứng dụng media và ứng dụng truy cập mạng (cho phép người dùng truy cập nhanh vào một tài khoản hiện có thông qua thiết bị di động, chẳng hạn như tài khoản ngân hàng). Bởi vì các ứng dụng này có thể hiển thị văn bản, hình ảnh, video và quảng cáo với giá rẻ và hiệu quả hơn nhờ HTML5.
- Xu thế mới sẽ là sự gia tăng của các ứng dụng “lai”. Đây là những ứng dụng về bản chất có vẻ giống Native App, nhưng mà toàn bộ các chức năng được thực hiện thông qua HTML5. Một ví dụ đơn cử của ứng dụng lai đó là Facebook cho iPad. Những ứng dụng “lai” sẽ có được những tính năng nổi trội nhất cũng như cải thiện về hiệu năng của Native App và nền tảng HTML5.
- HTML5 chính là một công nghệ mang tính đột phá kinh điển. Mặc dù, hiện nay HTML5 còn nhiều mặt hạn chế hơn Native App do thời gian phát triển chưa lâu. Tuy nhiên, công nghệ này đang được cải thiện từng ngày. Bên cạnh đó, kinh phí để sản xuất các ứng dụng HTML5 rẻ hơn các Native Ap. Trong tương lai, tận dụng những ưu điểm của mình, HTML5 sẽ dần thay thế các Native App trong kho ứng dụng của các nhà cung cấp hệ điều hành.
html5support f597b HTML5 sẽ độc chiếm thị trường ứng dụng di động
HTML5 hiện nay vẫn chưa chiếm được nhiều thị phần so với các nền tảng cũ.
- Mặc dù được xác định là một công nghệ tiên tiến, nhưng việc phổ cập công nghệ mới HTML5 không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Bước đầu, HTML5 sẽ mới chỉ hỗ trợ cho các ứng dụng media và truy cập mạng, còn bước tiếp theo nền tảng này sẽ hướng tới ngành công nghiệp sản xuất game di động đầy tiềm năng.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

7 Bước của quy trình thiết kế logo



Bạn có biết rằng hầu như tất cả các nhà thiết kế logo chuyên nghiệp có một quy trình thiết kế thích hợp mà họ luôn làm theo? Bạn cũng nên biết rằng nếu không đi theo những quy trình rất căn bản này thì thiết kế logo của bạn sẽ găp phải một số vấn đề rất nguy hại.

Một số trong những vấn đề mà bạn có thể phải đối mặt nếu bạn không có một quy trình thiết kế phù hợp ngoài việc tạo ra một sản phẩm không phản ánh được tính chất ngành nghề công ty mà bạn đang thiết kế thì có thể bao gồm cả mất sự tín nhiệm của khách hàng, phải đối mặt với một khách hàng bất mãn, được gọi là nghiệp dư và nhiều hơn nữa…

Để tránh những vấn đề đó, để chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực thiết kế logo, hãy đi theo quy trình. Bạn cần giúp đỡ? Hãy đọc hết bài viết này, tất cả Thiết Kế Mỹ Thuật đã cung cấp ở đây cho bạn:

1. Giới Thiệu Tóm Tắt Sáng Tạo





Khi tham gia một dự án thiết kế, bạn nên bắt đầu như thế nào:

- Đọc tóm tắt sáng tạo đúng cách.


- Hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của khách hàng.
- Hỏi khách hàng của bạn nhiều hơn để hiểu rõ bản chất kinh doanh của khách hàng. Bạn cần chuẩn bị những câu hỏi và gửi mail hoặc gặp trực tiếp khách hàng để hiểu rõ hơn những mong muốn của khách hàng về logo mà bạn thiết kế cho họ.

2. Quá Trình Nghiên Cứu





Tiến hành nghiên cứu chi tiết về công ty của khách hàng :

- Nghiên cứu các màu sắc khác nhau, phông chữ và các chủ đề thiết kế được sử dụng cho công ty của khách hàng.
- Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh của khách hàng.
- Tìm hiểu về màu sắc, biểu tượng, hình ảnh đặc biệt mà khách hàng muốn sử dụng trong logo của họ.
- Bằng cách nghiên cứu và đặt câu hỏi, bạn có thể biết được khách hàng quan tâm đến điều gì, từ đấy tư vấn và bắt tay vào thiết kế dựa trên những chi tiết và đề xuất của khách hàng một cách nghiêm túc. Hiểu thêm về lịch sử ngành nghề công ty khách hàng càng tốt.

3. Bắt Đầu Phác Họa





Đây là một bước quan trọng để phát triển khái niệm thiết kế, một bước quan trọng mà nhiều nhà thiết kế bỏ qua:

- Bắt đầu bằng cách thiết kế ý tưởng và suy nghĩ của bạn trên giấy. Điều này giúp thực hiện những ý tưởng đúng. Nó cũng cho phép bạn để thúc đẩy quá trình sáng tạo trong khi bạn chú ý đến chi tiết nhỏ.

- Kiểm tra các mẫu thiết kế logo liên quan đến ngành công nghiệp khác để tìm cảm hứng, nhưng “không sao chép” (lưu ý, điều này để trong ngoặc kép). Không sử dụng biểu tượng sao chép, clip art hoặc các khái niệm phái sinh.

- Phát triển thiết kế logo dựa trên ý tưởng, mô tả ngắn gọn, và những kết quả nghiên cứu, tham khảo của bạn.

4. Số Hóa Các Thiết Kế





Một khi bạn đang thực hiện với phác thảo và hình thành ý tưởng của bạn, bạn đã sẵn sàng để có những ý tưởng máy tính:

- Bắt đầu việc tạo ra các thiết kế logo bằng cách sử dụng phần mềm đồ họa. Adobe Illustrator là sự lựa chọn phổ biến nhất trong số các nhà thiết kế logo. Hoặc bạn cũng có thể thiết kế bằng Corel Draw. 2 trong số 4 nhà thiết kế logo của Thiết Kế Mỹ Thuật vẽ logo bằng phần mềm này. Nó đơn giản và hiệu quả. Nếu chưa có 2 phần mềm này trong máy, bạn có thể download phần mềm thiết kế logo ở đây.
- Thử nghiệm với những ý tưởng khác nhau, hình dạng, góc độ và màu sắc.
- Tạo ra nhiều biến thể của thiết kế logo, tuy nhiên hãy chú ý đến bản sắc công ty khách hàng, những hình ảnh, màu sắc mà khách hàng muốn sử dụng để không đi sai hướng.

5. Trình Bày

Quyết định làm thế nào bạn sẽ trình bày các thiết kế logo:

- Chọn màu sắc không tương phản hoặc quá bóng bẩy và hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng màu sắc Pantone.

- Chọn phông chữ phù hợp với biểu tượng và bản sắc doanh nghiệp. Tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp để chọn một phông chữ một cách khôn ngoan.

- Sử dụng màu sắc phù hợp. Mỗi ngành nghề đều có một lượng màu sắc riêng biệt. Hãy lựa chọn chúng một cách đúng đắn. Một số màu sắc được coi là chuyên nghiệp trong các ngành công nghiệp nhất định thì đối với mới một số ngành khác lại có đó là một sai lầm và thiếu chuyên nghiệp.

- Hãy xem xét sự kết hợp màu sắc khách hàng cung cấp cho bạn và tìm hiểu lý do tại sao nó là quan trọng đối với khách hàng.

- Thiết kế logo của bạn phải có khả năng mở rộng, không bị giảm chất lượng khi thay đổi kích cỡ hoặc in một màu.

- Trình bày 2 – 3 khái niệm thiết kế tốt nhất cho khách hàng của bạn để họ có nhiều sự lựa chọn hơn.

6. Nhận Được Tin Phản Hồi





Một khi khách hàng gửi thông tin phản hồi, nhận thấy và hiểu:

- Hãy thử nhìn vào quan điểm của khách hàng và lưu ý của các thông tin phản hồi.


- Liên lạc với khách hàng, cung cấp các thay đổi cần thiết và nộp thêm 1 hoặc 2 mẫu (những mẫu này nên tập trung vào sự thay đổi phông chữ và tông màu) sau khi nhận các thông tin phản hồi ban đầu.

- Tìm hiểu thông tin phản hồi từ khách hàng của các nhà thiết kế logo khác cũng sẽ cung cấp cho bạn một sự hiểu biết tốt hơn về những gì khách hàng muốn nhìn thấy trong thiết kế logo của mình.

- Hãy trình thay đổi và chỉnh sửa cho đến khi khách hàng hoàn toàn hài lòng.

7. Gửi Hồ Sơ.







Nếu bạn đã được chọn là người chiến thắng … Xin chúc mừng!

Trước khi ăn mừng chiến thắng, xin hãy hoàn thành việc cuối cùng:

- Hoàn thiện hồ sơ thiết kế, tập tin nên được trình bày phù hợp, nên gửi cho khách hàng bằng nhiều định dạng khác nhau. File gốc nên lưu bằng CD hoặc USB. Một chiếc USB kèm móc chìa khoá có in logo của bạn cũng là một giải pháp marketing tốt và chuyên nghiệp.

- Sau khi hoàn tất hồ sơ và gửi đến khách hàng. Còn chờ gì nữa. Hãy nhận thù lao và ăn mừng. Nó là phần thưởng cho công sức của bạn.

Một số nhà thiết kế logo có thể bỏ qua toàn bộ quá trình này, cho rằng nó quá tốn thời gian.Nhưng nếu bạn muốn phát triển nghề nghiệp thiết kế của mình, Thiết Kế Mỹ Thuật khuyên bạn không nên bỏ qua nó. Muốn hiểu rõ hơn, bạn hãy zoom vào quá trình thiết kế logo của tổ chức tốt. Trong bài sau, Thiết Kế Mỹ Thuật sẽ đưa ra một vài ví dụ về các dự án mà Thiết Kế Mỹ Thuật đã hoàn thành để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Có bất cứ điều gì bạn muốn thêm vào quá trình này? Đừng quên cung cấp cho chúng tôi phản hồi của bạn. Chúng tôi muốn nghe từ bạn!

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Tại sao nên chọn PHP để thiết kế Web

Mới ra đời gần 15 năm nhưng ngôn ngữ lập trình PHP đã có sự phát triển nhanh chóng và chóng mặt

php Tại sao nên chọn PHP để thiết kế Web
Cũng như nhiều bạn đang học lập trình và sẽ chọn lập trình là sự nghiệp của mình sau này thì việc đứng trước những ngôn ngữ lập trình khác nhau sẽ có những thắc mắc và tò mò về ngôn ngữ lập trình đó. Và PHP là một trong số những ngôn ngữ lập trình mà các bạn trẻ IT  cũng như  đang rất quan tâm và muốn tìm hiểu để thiết kế website. Với một chút kinh nghiệm làm việc và hiểu biết về PHP, mình viết bài này để chia sẽ và giới thiệu tới các bạn – những người đang quan tâm tới PHP – một cái nhìn thấu đáo và dễ hiểu hơn về ngôn ngữ lập trình thú vị này.
Sự phổ biến của Website & PHP
Mặc dù ra đời chưa lâu, nhưng Internet đã trở thành một phần trong cuộc sống của hầu hết chúng ta. Cùng với sự hình thành của Internet, sự ra đời và phát triển của hệ thống website đã làm cải thiện và phong phú hơn cho xã hội hiện nay. Với xu thế đó, xây dựng website trở thành một hành động “cần được xem xét” đối với lập trình viên.
Khác với mô hình lập trình Desktop thông thường, lập trình trên môi trường web chủ yếu dựa vào mô hình Client-Server và giao thức HTTP để làm việc. Hiện tại, có khá nhiều ngôn ngữ lập trình cho phép chúng ta lựa chọn như : Java, .NET, PHP, Perl, Python, Ruby on Rails…mỗi ngôn ngữ lập trình đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Nội dung của bài viết này sẽ đi vào một số điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình PHP và một số nhân tố khiến PHP ngày càng trở thành ngôn ngữ lập trình phổ biến như ngày nay và các công ty thiết kế web cũng sử dụng nó nhiều hơn trong việc xây dựng website cho khách hàng
Với PHP, bạn có thể viết ra nhiều kiểu ứng dụng có mô hình tương tác khác nhau như thông qua website (HTTP Request – Response), thông qua Command Line Interface – CLI (Shell, Batch processing…), Web Service (SOAP, REST…), thông qua ứng dụng Desktop (PHP-GTK)…. Giống như các công nghệ web khác, PHP là một ngôn ngữ phía Server, có nghĩa là code của bạn sẽ được triển khai và thực thi trên Server.
Mới ra đời gần 15 năm nhưng PHP đã có sự phát triển nhanh chóng và chóng mặt. Có thể chỉ ra đây một số ứng dụng nổi tiếng viết bằng PHP như: Yahoo, Facebook, Wikipedia, Digg, Joomla, WordPress…Sự phổ biến của PHP trong xây dựng web đã làm cho ngày càng nhiều website triển khai bằng PHP. Một số dạng web tiêu biểu có thể viết bằng PHP là : Social Network, Message Board (Forum, Guestbook, Blog…), CMS (Content Management System), E-Commerce, Multimedia (Image Gallery, Music, Video…), Web Mail, IM (Instant Message), Office tools…
Tôi chọn ngôn ngữ lập trình PHP vì:
Mã nguồn mở
- Có lẽ nhiều bạn cũng biết PHP là một sản phẩm mã nguồn mở (Open-source) nên việc cài đặt và tùy biến PHP là miễn phí và tự do.
- Vì có ưu thế nguồn mở nên PHP có thể được cài đặt trên hầu hết các Web Server thông dụng hiện nay như Apache, IIS…
Tính Cộng đồng của PHP
- Là một ngôn ngữ mã nguồn mở cùng với sự phổ biến của PHP thì cộng đồng PHP được coi là khá lớn và có chất lượng.
- Với cộng đồng phát triển lớn, việc cập nhật các bản vá lỗi phiên bản hiện tại cũng như thử nghiệm các phiên bản mới khiến PHP rất linh hoạt trong việc hoàn thiện mình.
- Cộng đồng hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm của PHP cũng rất dồi dào. Với rất nhiều diễn đàn, blog trong và ngoài nước nói về PHP đã khiến cho quá trình tiếp cận của người tìm hiểu PHP được rút ngắn nhanh chóng.
Lập trình hướng đối tượng
- Ngày nay, khái niệm lập trình hướng đối tượng (OOP) đã không còn xa lạ với lập trình viên. Với khả năng và lợi ích của mô hình lập trình này nên nhiều ngôn ngữ đã triển khai để hỗ trợ OOP.
- Từ phiên bản PHP 5, PHP đã có khả năng hỗ trợ hầu hết các đặc điểm nổi bật của lập trình hướng đối tượng như là Inheritance, Abstraction, Encapsulation, Polymorphism, Interface, Autoload…
- Với việc ngày càng có nhiều Framework và ứng dụng PHP viết bằng mô hình OOP nên lập trình viên tiếp cận và mở rộng các ứng dụng này trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Thư viện phong phú
- Ngoài sự hỗ trợ của cộng đồng, thư viện script PHP cũng rất phong phú và đa dạng. Từ những cái rất nhỏ như chỉ là 1 đoạn code, 1 hàm (PHP.net…) cho tới những cái lớn hơn như Framework (Zend, CakePHP, CogeIgniter, Symfony…) ,ứng dụng hoàn chỉnh (Joomla, WordPress, PhpBB…)
- Với thư viện code phong phú, việc học tập và ứng dụng PHP trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng. Đây cũng chính là đặc điểm khiến PHP trở nên khá nổi bật và cũng là nguyên nhân vì sao ngày càng có nhiều người sử dụng PHP để phát triển web.
Tính Bảo mật
- Bản thân PHP là mã nguồn mỡ và cộng đồng phát triển rất tích cực nên có thể nói PHP khá là an toàn.
- PHP cũng cung cấp nhiều cơ chế cho phép bạn triển khai tính bảo mật cho ứng dụng của mình như session, các hàm filter dữ liệu, kỹ thuật ép kiểu, thư viện PDO (PHP Data Object) để tương tác với cơ sở dữ liệu an toàn hơn.
- Kết hợp với các kỹ thuật bảo mật ở các tầng khác thì ứng dụng PHP sẽ trở nên chắc chắn hơn và đảm bảo hoạt động cho website.
Hỗ trợ kết nối nhiều hệ cơ sở dữ liệu
- Nhu cầu xây dựng web có sử dụng cơ sở dữ liệu là một nhu cầu tất yếu và PHP cũng đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Với việc tích hợp sẵn nhiều Database Client trong PHP đã làm cho ứng dụng PHP dễ dàng kết nối tới các hệ cơ sở dữ liệu thông dụng.
- Việc cập nhật và nâng cấp các Database Client đơn giản chỉ là việc thay thế các Extension của PHP để phù hợp với hệ cơ sở dữ liệu mà PHP sẽ làm việc.
- Một số hệ cơ sở dữ liệu thông dụng mà PHP có thể làm việc là: MySQL, MS SQL, Oracle, Cassandra…
Khả năng mở rộng cho PHP
- Bằng việc xây dựng trên nền ngôn ngữ lập trình C và là mã nguồn mở nên khả năng mở rộng cho ứng dụng PHP có thể nói là không có giới hạn.
- Với thư viện phong phú và khả năng mở rộng lớn, ứng dụng PHP có thể tương tác với hầu hết các loại ứng dụng phổ biến như xử lý hình ảnh, nén dữ liệu, mã hóa, thao tác file PDF, Office, Email, Streaming…
- Bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình các Extension để tối ưu, bổ sung các chức năng cho PHP cũng như tối ưu luôn Core của PHP để phục vụ cho các mục đích mở rộng website của mình.
Liệu biết PHP là đủ?
Như nhiều bạn lập trình viên có khả năng học khá nhiều ngôn ngữ lập trình nói chung và ngôn ngữ lập trình web nói riêng thì việc chỉ biết mỗi PHP thì có lẽ chưa “thỏa mãn”. Biết một ngôn ngữ chưa hẳn là ít, nếu bạn chú tâm và đào sâu thì mỗi ngôn ngữ luôn có những tầng khác nhau để khám phá. Không sợ học hết, chỉ sợ học không nổi mà thôi!
Nói đi cũng phải nói lại, nếu chỉ biết mỗi PHP thì thật sự bạn khó có khả năng triển khai 1 website. Bởi vì trong một hệ thống website, Coding PHP chỉ là một mảng nhỏ trong khâu sản xuất web mà thôi. Bạn cần phải trang bị một số kiến thức khác trong công nghệ web như : HTML, CSS, Javascript, SEO, UML, Database, Networking…để đảm bảo bạn nắm được những gì sẽ xảy ra trong quá trình làm web vì nó sẽ rất có ích cho bạn khi triển khai PHP.
Như vậy có nghĩa là học lập trình web thì bạn phải vừa học theo chiều sâu và học theo chiều rộng. Ngôn ngữ lập trình web phía Server (PHP) thì học càng sâu càng tốt và các công nghệ của web thì tìm hiểu càng rộng càng tốt. Có như vậy bạn mới có một cái nhìn toàn diện hơn về ứng dụng web và dễ dàng hoàn thiện website.
Môi trường làm việc, thị trường & tương lai của PHP
Để học tập và nghiên cứu ngôn ngữ lập trình PHP thì triển khai môi trường để tiến hành rất dễ. Bạn có thể cài các bộ ứng dụng đầy đủ để tạo mô hình Client-Server ngay trên máy của mình để học (AppServ, WAMP, XAMPP…) .
Nếu bạn không muốn code từ đầu thì có thể nghiên cứu các Framework PHP để phát triển ứng dụng trên đó như là Zend, CakePHP, CodeIgniter…
Như hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện đại khác, bạn cũng có thể sử dụng các IDE để phát triển ứng dụng PHP như Zend Studio, Nusphere PhpED, NetBeans…Với các tính năng nổi bật như là Code & Syntax Highlighting, Auto-Complete, Project Manager, Code Navigator, Debug…thì việc code PHP sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Với việc ngày càng có nhiều ứng dụng lớn viết bằng PHP, sự đa dạng trong ứng dụng và Framework làm cho thị trường và tương lai dành cho các bạn yêu thích PHP là rất lớn. Ngoài ra, bạn có thể thử sức với chứng chỉ ZCE của Zend trong lĩnh vực PHP. Rất nhiều công ty đang chọn PHP làm ngôn ngữ phát triển website cho khách hàng cũng như sản phẩm của riêng họ nên việc hiểu biết và chuyên sâu về công nghệ web nói chung và chuyên sâu về PHP nói riêng sẽ là một lợi thế rất lớn cho các bạn.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

15 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất


Bạn đang tìm hiểu sâu về bản chất của lập trình web/ứng dụng? điều gì quyết định và cấu trúc hướng phát triển nghề nghiệp của lập trình viên ngày nay? Là CMS(Content Management System),  Framework hay là Programming language ?

Vâng, mỗi câu hỏi đều dẫn chúng ta tiếp cận một cách giải quyết vấn đề khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, Vivicorp chỉ xin trả lời cho bạn về cái gọi là programming Language và hiểu những ngôn ngữ phổ biến- thông dụng nhất; sự ra đời của nó và ứng dụng của các ngôn ngữ lập trình đó trong nền CNTT ngày nay

Tuy nhiên trước khi tìm hiểu từng ngôn ngữ thì hãy cùng Vivicorp xem qua một số thống kế thú vị(Programming language trends 2012 review) về công việc của lập trình viên từ jobstractor.com


Nhu cầu việc làm liên quan đến ngôn ngữ lập trình 


ngôn ngữ lập trình

Bảng thống kê 1


Mức độ dao động và phát triển của từng ngôn ngữ so với 2011


bang thong ke

Bảng thống kê 2

Chú ý: Trong bảng danh sách 15 ngôn ngữ này, tính phổ biến và ứng dụng được sắp xếp giảm dần. 


1. Java


Một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được phát triển vào cuối những năm 1990 bởi James Gosling và các đồng nghiệp của ông tại Sun Microsystems(hiện tại bị mua lại bởi Oracle).

Lý do tại sao nó quan trọng?


Ngôn ngữ lập trình "đẹp " này là trung tâm cho mọi developer mà các sản phẩm của họ không liên quan đến Microsoft(Các developer chỉ tập trung vào các trải nghiệm ngoài .NET). Nguồn gốc phát triển chủ yếu của Java là từ C và C + + nhưng lại có một mô hình hướng đối tượng cơ bản và riêng biệt hơn. Java còn được xếp hạng đầu tiên trong danh sách các ngôn ngữ lập trình phổ biến của TIOBE(http://www.tiobe.com: một tổ chức chuyên đánh giá và xếp hạng phần mềm, ứng dụng) .

Ứng dụng của java?


Hiện nay Java được ứng dụng rất rộng rãi, chủ yếu là các ứng dụng được viết trên Internet(game, app hoặc các chức năng web) nhằm khai thác tối đa khả năng của nó trong lĩnh vực viễn thông, truyền hình, mạng, và các máy tính đơn lẻ. Java còn là nền tảng chính để hình thành và phát triển hệ điều hành Android, thư viện ứng dụng Google play, Amazon appstore.




2. C


C , một ngôn ngữ lập trình mục đích chung(general purpose programming language) được xây dựng bởi Dennis Ritchie khi ông là một phần của Bell Telephone Labs, là hạt nhân của ngôn ngữ C ++ và nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Nó được xây dựng để làm việc tốt với các hệ điều hành Unix .


Lý do tại sao nó quan trọng?

C là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi nhất mọi thời đại, và đứng thứ hai trong danh sách. "Học C là rất quan trọng. Một khi bạn học C thành thạo thì khi chuyển lên Java hoặc C# khá dễ dàng, bởi vì rất nhiều cú pháp trong Java và C# rất phổ biến. Ngoài ra, rất nhiều cú pháp C được sử dụng trong language scripting , " Wayne Duqaine( giám đốc phát triển phần mềm tại Grandview system , của Sebastopol , California , khi được phỏng vấn bởi eWeek).


Ứng dụng của C:


- C là ngôn ngữ rất hiệu quả và được ưa chuộng nhất để viết các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng

- C được nghiên cứu để người lập trình nắm căn bản cho việc tiếp cận dễ dàng hơn các ngôn ngữ C++, C# và visual c++

- C còn là ngôn ngữ mệnh lệnh làm nền tảng để xây dựng các ngôn ngữ kế tiếp cho nhiều mục đích lập trình khác nhau.

3 . C #

Ngôn ngữ lập trình có mục đích chung(general purpose programming language) này được phát triển bởi Microsoft, C# phát triển từ C và C ++ như là một phần sáng kiến của công ty phần mềm Microsoft dựa trên .NET

Lý do tại sao nó quan trọng?

Ngôn ngữ này là một phần thiết yếu của .NET Framework, Vì vậy các developer mà đang tạo ra các sản phẩm liên quan đến Microsoft thì C# sẻ là ngôn ngữ họ sử dụng thường xuyên trong cuộc đời coding của họ.

Ứng dụng C#


- C# được xây dựng trên mục đích tạo ra 1 ngôn ngữ lập trình hiện đại, đơn giản, mục đích và hướng đối tượng.


- C# được các lập trình viên dùng để xây dựng phần mềm, ứng dụng trên hệ điều hành window, nền tảng .NET framework


4 . C ++


là một loại ngôn ngữ lập trình. Đây là một dạng ngôn ngữ đa mẫu hình tự do có kiểu tĩnh và hỗ trợ lập trình thủ tục, dữ liệu trừu trượng, lập trình hướng đối tượng, và lập trình đa hình. Nó được bắt đầu như một bản nâng cao của ngôn ngữ lập trình C , Bjarne Stroustrup vào năm 1979.

Lý do tại sao nó quan trọng?

Nó là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất , giành vị trí thứ tư trong danh sách, với các lĩnh vực ứng dụng bao gồm các hệ thống phần mềm , phần mềm ứng dụng, máy chủ và các ứng dụng của khách hàng, và các phần mềm giải trí như game video. Ngôn ngữ C++ cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến khác như C# và Java .


5 . Objective-C


Ngôn ngữ lập trình mục đích chung và hướng đối tượng(general-purpose, object-oriented programming language) này được tạo ra đầu tiên bởi Brad Cox và Tom Love ở công ty StepStone của họ trong những năm 1980. Objective-C là một sự bổ sung hoàn hảo cho C.

Lý do tại sao nó quan trọng?

Ngôn ngữ này được sử dụng nhiều nhất trên Apple iOS và Mac OS X. Objective-C là ngôn ngữ chính được sử dụng cho Apple's Cocoa API rất tốt.


6 . PHP


Ngôn ngữ này đặc biệt phù hợp để phát triển Web vì nó dễ dàng nhúng vào các trang HTML. PHP là ngôn ngữ Open-source, server-side, cross-platform, interpretive HTML scripting language.
Lý do tại sao nó quan trọng?

Nó là một ngôn ngữ phổ biến , đứng thứ sáu trong danh sách của TIOBE. " PHP scripting tốc độ cao với bộ nhớ đệm, tăng cường với mã biên dịch plug-in ( chẳng hạn như có thể được thực hiện với Perl và PHP ). PHP là ngôn ngữ mà tương lai đang hướng tới với sự bùng nổ của sự phổ biến của web.


7 . (Visual) Basic


Là một ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện (event-driven) và môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết bó được phát triển đầu tiên bởi Alan Cooper dưới tên Dự án Ruby (Project Ruby), và sau đó được Microsoft mua và cải tiến nhiều. Visual Basic đã được thay thế bằng Visual Basic .NET

Lý do tại sao nó quan trọng?


Ngôn ngữ này được xếp hạng là ngôn ngữ phổ biến nhất thứ bảy trong danh sách TIOBE , có lẽ bởi vì nó được thiết kế bởi Microsoft nên dễ dàng tìm hiểu và sử dụng .




8 . Python

Đây là một ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện được sử dụng rộng rãi bởi Google vì tính đơn giản của nó. Python được quản lý bởi Python Software Foundation .

Lý do tại sao nó quan trọng?


Python là ngôn ngữ lập trình cấp cao có triết lý thiết kế nhấn mạnh đến khả năng đọc mã. Python tuyên bố luôn kết hợp " sức mạnh đáng kể với cú pháp rất rõ ràng ". Python có thư viện chuẩn rất lớn, liên tục phát triển và toàn diện .




9 . Perl


Perl (viết tắt của Practical Extraction and Report Language - is high-level, general-purpose, interpreted, dynamic programming languages) được Larry Wall xây dựng từ năm 1987, với mục đích chính là tạo ra một ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc một lượng lớn dữ liệu và cho phép xử lí dữ liệu nhằm thu được kết quả cần tìm.


Perl là ngôn ngữ thông dụng trong lĩnh vực quản trị hệ thống và xử lí các trang Web do có các ưu điểm sau:

   + Có các thao tác quản lí tập tin, xử lí thông tin thuận tiện

   + Thao tác với chuỗi kí tự rất tốt

   + Đã có một thư viện mã lệnh lớn do cộng đồng sử dụng Perl đóng góp (CPAN).

Cú pháp lệnh của Perl khá giống với C, từ các kí hiệu đến tên các hàm, do đó, nhiều người (đã có kinh nghiệm với C) thấy Perl dễ học. Perl khá linh hoạt và cho phép người sử dụng giải quyết với cùng một vấn đề được đặt ra theo nhiều cách khác nhau.

Lý do tại sao nó quan trọng?



Hiệu quả của Perl trong xử lý piles of text đã được xếp hạng thứ chín trong danh sách ngôn ngữ lập trình phổ biến. Nó được sử dụng rộng rãi để viết chương trình máy chủ web cho một loạt các task. "Học một mô hình xử lý của scripting language, như Perl hoặc PHP là rất quan trọng nếu bạn đang làm các ứng dụng web", Wayne Duqaine , giám đốc phát triển phần mềm tại Grandview hệ thống , của Sebastopol , California , trong một cuộc nói chuyện với eWeek .









10 . JavaScript


java
JavaScript


JavaScript là scripting langguage hướng đối tượng mà Giống Java, JavaScript có cú pháp tương tự C, nhưng nó gần với Self hơn Java. Là một ngôn ngữ client-side , nó chạy trong trình duyệt web trên client với một tập đơn giản các câu lệnh, mã lệnh dễ hơn và không cần phải biên dịch.



Lý do tại sao nó quan trọng?



JavaScript khá đơn giản để tìm hiểu và là ngôn ngữ lập trình sử dụng rộng rãi nhất hiện nay(tần số xuất hiện và sử dụng). Nó được sử dụng trong hàng triệu trang web để xác thực các hình thức , phát hiện các trình duyệt và cải thiện thiết kế, và nó dễ dàng hơn để chạy các chức năng khi nó được nhúng vào HTML.






11. SQL



SQL (Structured Query Language - ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc) là một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo, sửa, và lấy dữ liệu từ một hệ thông có liên quan đến quản trị cơ sở dữ liệu . Ngôn ngữ này phát triển vượt xa so với mục đích ban đầu là để phục vụ cho các hệ thống có liên quan đến việc quản trị cơ sở dữ liệu.





Ứng dụng:



Trong mô hình khách/chủ, toàn bộ database được tập trung lưu trữ trên máy chủ (Server), mọi thao tác xử lý dữ liệu được thực hiện trên máy chủ bằng các lệnh SQL.


SQL được sử dụng để nhanh chóng tạo ra các trang Web động (Dynamic Web Page). Trang Web động thường có nội dung được lấy ra từ database. SQL có thể được sử dụng như một chất keo kết dính giữa CSDL và trang Web





12. Ruby


Ruby là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có khả năng ánh xạ. Cú pháp bị ảnh hưởng từ Ada và Perl với các đặc tính hướng đối tượng của Smalltalk, và cũng chia sẻ một số đặc tính tương đồng với Python, Lisp, Dylan và CLU. Ruby là ngôn ngữ thông dịch đơn giai đoạn.

Ruby cung cấp nhiều mẫu hình lập trình, bao gồm lập trình hàm, hướng đối tượng, mệnh lệnh, phản xạ. Nó sử dụng hệ thống kiểu biến động và tự động quản lý bộ nhớ.



13. ActionScript



ActionScript là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (object-oriented programming language) với các đối tượng như class, interface và packages được dùng cho các văn lệnh kịch bản (script) cho các phim dùng Adobe Flash. Việc sử dụng ActionScript sẽ dễ dàng hơn nếu biết JavaScript. ActionScript ban đầu được phát triển bởi Macromedia Inc(bây giờ được sử hữu bởi Adobe Systems).






14. Lisp :


Lisp là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc dữ liệu nền tảng là các danh sách liên kết (linked list). Lisp được biết đến như một trong những ngôn ngữ lập trình hàm tiêu biểu, mặc dù đôi khi vẫn có các chương trình Lisp được viết theo hướng thủ tục. Về hình thức, cú pháp lệnh của Lisp rất đặc biệt với những cặp ngoặc đơn và viết theo kí pháp tiền tố.

Lisp là ngôn ngữ chuyên dụng trong ngành trí tuệ nhân tạo ở Hoa Kỳ. Thậm chí ở Hoa Kỳ ảnh hưởng của nó còn lấn át một ngôn ngữ thông dụng khác trong ngành trí tuệ nhân tạo là Prolog. Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo bằng Lisp được khái quát thành những bài toán mang tính mẫu mực.

Ngoài ra, Lisp còn là công cụ lập trình mạnh mẽ bên trong các chương trình AutoCAD và Emacs, và được sử dụng rộng rãi trong công thương nghiệp.


15. Pascal :

Pascal là một ngôn ngữ lập trình cho máy tính thuộc dạng mệnh lệnh, được Niklaus Wirth phát triển vào năm 1970 là ngôn ngữ đặc biệt thích hợp cho kiểu lập trình có cấu trúc.


Ban đầu, Pascal là một ngôn ngữ được hướng để dùng trong giảng dạy về lập trình có cấu trúc, và nhiều thế hệ sinh viên đã vào nghề thông qua việc học Pascal như ngôn ngữ vỡ lòng trong các chương trình học đại cương. Nhiều biến thể của Pascal ngày nay vẫn còn được sử dụng khá phổ biến, cả trong giảng dạy lẫn trong công nghiệp phát triển phần mềm. 

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Làm sao để trở thành 1 nhà thiết kế giỏi

Thiết kế là gì? Thiết kế là tạo nền tảng của việc tạo ra một đối tượng hoặc một tác phẩm. Thiết kế trong một nghĩa nào đó là truyền tải một thông điệp tới số đông vì chúng được dành cho việc phục vụ mục đích tạo ra nó.
Thiết kế, đôi khi được định nghĩa là cả quá trình tiến hành và sản phẩm cuối cùng của một nỗ lực để thoả mãn cá nhân hoặc của sự chuyên nghiệp. Thiết kế cũng là để chứng minh một cái gì đó đẹp thế nào và đôi khi, nó là về sự thay đổi của cuộc sống và ảnh hưởng tới tương lai.
Trong các lĩnh vực khác nhau, Thiết kế có thể có những mô tả khác nhau, nhưng nguyên tắc cơ bản thì tương tự. Cho dù bạn tạo ra một tác phẩm in ấn, website, thiết kế sản phẩm mới, hoặc thậm chí là một kế hoặch cho toà nhà 100 tầng, điều quan trọng là quá trình sáng tạo là tất cả.
Thiết kế là một thuộc tính có sẵn và nó không phải là kỹ năng có từ khi sinh ra. Nó là một đặc điểm có được từ sự cống hiến liên tục từ những gì bạn làm và từ những việc cực kỳ khó khăn đặt trong sự hiểu biết và học tập những nguyên tắc cơ bản của thiết kế và sử dụng nó hiệu quả.
Không phải nhà thiết kế nào cũng thành công khi anh ấy/ cô ấy tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc bẩm sinh.
"Thiết kế không đơn giản chỉ là tập hợp rồi sắp xếp, hoặc thậm chí chỉnh sửa;

Nó là việc thêm các giá trị và ý nghĩa, để minh họa, để đơn giản hóa, để làm rõ, để thay đổi , để làm cho đẹp đẽ, để kịch tính hóa, để thuyết phục và thậm chí để giải trí."

- Paul Rand -
Nhà thiết kế là ai?
Một nhà thiết kế là ngươì có thể sử dụng kỹ năng thiết kế để áp dụng vào công việc của mình. Công việc của anh ta là, không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng sẽ nhìn ra sao, mà còn tạo ra một cái nhìn rõ ràng dựa trên cách nó sử dụng và cách nó tạo ra.

Người thiết kế trong các lĩnh vực khác nhau, có các kỹ năng khác nhau, nhưng nền tảng cơ bản thì tương tự.

Thiết kế thường xuyên đòi hỏi Người thiết kế cân nhắc thẩm mỹ, tính năng, và rất nhiều khía cạnh của một đối tượng hoặc một quá trình, nó thường xuyên đòi hỏi sự nghiên cưú, suy nghĩ, mô phỏng, tương tác và thiết kế lại.

Với định nghĩa rộng lớn như vậy, không có ngôn ngữ phổ quát nào, hoặc một khái niệm thống nhất cho các thiết kế của tất cả các lĩnh vực. Điều này cho phép nhiều triết lý khác nhau và phương pháp tiếp cận tới chủ đề. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thiết kế nghiêm túc đòi hỏi tập trung vào quá trình thiết kế.

Thiết kế tồi có thể tới từ nhiều lỗi như, không áp dụng nguyên tắc thiết kế cơ bản, lên kế hoạch kém, kỹ thuật kém, bỏ qua những quy định bắt buộc của mỗi ngành, truyền thông kém…

Vậy làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế tốt hơn? Tôi vẫn đang cố gắng theo đuổi những điều dưới đây và sẵn sàng chia sẻ với bạn.

Những điều dưới đây dựa trên quan điểm của tôi và có thể nó khác với những gì bạn biết. Tôi chân thành đề nghị bạn chia sẻ những kinh nghiệm để trở thành một nhà thiết kế tốt của bạn, và những ý kiến mà bạn cho rằng có ích cho cộng đồng thiết kế.

Những điểm dưới đây được sắp xếp ngẫu nhiên. Mỗi điều đều quan trọng như nhau và đều phải nâng cao hàng ngày.

1. Thiết kế, thiết kế, thiết kế



Tôi nghĩ không có lời khuyên nào tốt hơn điều này. Để thành một nhà thiết kế thành công, tất cả các bạn phải luôn làm việc, luôn thiết kế đến khi …chết.

Sự kiên trì là chìa khóa trong bất cứ việc gì bạn làm; Liên tục cống hiến và làm việc chăm chỉ sẽ đem lại kết quả tốt và nó là sự thật chung.

Với lợi thế của thời đại kỹ thuật số, những người thiết kế có nhiều cách hơn để học hỏi và cả kiếm tiền.

2. Chuyển hóa ý tưởng của bạn vào phác thảo



Đôi khi, tất cả chúng ta quên rằng một quá trình thiết kế thực sự sẽ bắt đầu từ trong bộ não và sau đó chúng ta chuyển hóa chúng lên giấy. Tất cả chúng ta đang bị chìm trong vô số công cụ kỹ thuật số, nó khiến chúng ta quên việc vẽ bằng tay của mình.

Nếu bạn hỏi bất cứ người thiết kế giỏi nào, người đấy đều xác nhận rằng phác thảo là cách tốt nhất để thành nhà thiết kế giỏi. Khi bạn đã có phác thảo trong tay, bạn có thể dùng Photoshop hoặc bất kỳ công cụ nào để làm nó tốt hơn và đem nó tới đời sống.

Vì vậy luôn giữ một cuốn sổ ghi chép (có thể vẽ lên) ở bên người. Đơn giản là lấy bút ra và vẽ lúc bạn ăn sáng, uống cà phê, hay ngồi trong công viên… Chúng sẽ giúp bạn nhắc bản thân về điều bạn cần làm.

3. Thể hiện tình yêu, cảm xúc và trân trọng những gì bạn làm.



Đây là một trong những bước quan trọng, không những với các nhà thiết kế để trở thành một con người tuyệt vời. Nó áp dụng cho tất cả lĩnh vực khoa học, máy móc và cuộc sống. Bạn phải yêu những gì bạn làm và nó sẽ giúp bạn nhiều vô cùng khi tạo ra một sản phẩm tuyệt hảo.

Có cảm xúc để trở thành một nhà thiết kế giỏi và tạo những sản phẩm nghệ thuật ấn tượng là thực sự hữu ích, nó giữ bạn có động cơ và thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn, tốt hơn và tạo ra những sảm phẩm để đời.

Trân trọng sự thật rằng bạn rất may mắn khi làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, lĩnh vực có nhiều điều để học và để sáng tạo những điều mới và cố gắng thâm nhập sâu vào một số lĩnh vực bạn thấy yêu thích nhất.

Bạn sẽ có rất nhiều bạn và cộng đồng thiết kế thường có sự chia sẻ để giúp bạn nâng cao bản thân với những nền tảng thú vị.

4. Mạo hiểm và học từ những sai lầm của mình.

 Muốn thành công thì không thể thiếu sự mạo hiểm. Những sai lầm là một phần của quá trình đạt được những kết quả vĩ đại. Người thiết kế tốt sẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình.

Biến sai lầm thành những kinh nghiệm quý giá của bạn thân. Điều quan trọng là nhìn các lỗi lầm một cách thận trọng và rút ra những điều thực sự bổ ích để tiếp tục đi lên.

5. Học điều gì đó mới mỗi ngày



Một nhà thiết kế tuyệt vời có thể khác với số còn lại khi họ thường xuyên học những điều mới. Có rất nhiều thông tin, kỹ thuật mới, xu hướng mới đang đợi bạn khám phá và nghiên cứu để có thể áp dụng.

Cảm hứng tới từ khắp nới, kiến trúc, công nghiệp, thiết kế, nghệ thuật, điêu khắc và rất nhiều trong nền công nghiệp sáng tạo này. Thậm chí chúng ta có thể lấy cảm hứng từ khoa học, hóa học, chuỗi Fibonacci và rất nhiều thứ khác.

Sự thật rằng thiết kế của bạn sẽ ngày càng tốt hơn khi bạn mở rộng kho tàng kiến thức của mình
6. Trải nghiệm



Tôi tin rằng một trong những cách để trở thành nhà thiết kế giỏi là luôn cố gắng thử những kỹ thuật mới, ý tưởng mới trong quá trình sáng tạo của bạn. Đừng sợ một kết quả xấu sẽ tới, hay bạn không thấy có gì liên quan giữa sản phẩm này với điều đó. Sức mạnh của bộ não là bị hấp dẫn bởi những ý tưởng mà nó không lường trước được.

Trải nghiệm cho phép bạn thấy những ý tưởng và khái niệm khác lạ, bộ não của bạn sẽ không ngừng hình dung. Nó cho phép bạn chuyển những suy nghĩ thực tế và những công việc tuyệt vời.

Nên nhớ rằng, phần lớn các phát minh vĩ đại đều là kết quả của trải nghiệm. Tôi cũng tin rằng thiết kế kinh điển là kết quả của một lỗi ngẫu nhiên và kết quả được giữ lại.

Không nên phá vỡ quy luật, những OK nếu bạn bẻ cong nó.

7. Đánh giá và kiểm tra công việc của bạn



Đừng bao giờ quên đánh giá lại sản phẩm của mình. Khi bạn trong quá trình thiết kế điều gì đó, dành chút thời gian nhìn vào sản phẩm của mình và hỏi chính mình những câu hỏi sau:

  • Tôi sẽ trả lời thế nào nếu ai đó hỏi tôi về quan điểm thực sự của thiết kế này
  • Tôi sẽ đề nghị gì để làm nó tốt hơn?
  • Có thể sử dụng những yếu tố khác với cách sử dụng hiệu quả hơn không?
  • Tôi có thể làm nó đơn giản hơn không? LESS IS MORE.

Khi bạn đã có thể xác định các câu hỏi trên, bạn đang đi đúng hướng để trở thành 1 nhà thiết kế tốt hơn.

Và khi dự án hoàn thành, bạn không nên bỏ nó vào quên lãng, hãy nhìn chúng lần nữa và xem liệu bạn có thể làm tốt hơn không. Bỏ qua những thói quen thiết kế hàng ngày và nghĩ khác và hỏi bản thân "Điều gì xảy ra nếu tôi bỏ thói quen với thiết kế này".

Cố gắng, cố gắng bỏ qua cách giải quyết vấn đề mà bạn hay dùng và thúc đẩy bản thân để thiết kế theo một cách khác thường.

8. Hiểu rõ các nguyên tắc và yếu tố của thiết kế.



Thiết kế có thể được coi là sắp xếp có tổ chức một hay nhiều yếu tố với các nguyên tắc có mục đích. Mục đích ở đây là chắc chắn khiến người dùng nhận được thông điệp mạnh mẽ của điều mà nhà thiết kế đang cố gắng diễn giải.

Một điều cần hiểu là không có gì ngẫu nhiên trên thế giới này. Mọi thứ đều được xác định và có một lý do đằng sau sự tồn tại và sử dụng chúng. Thậm chí cả vũ trụ, dù ai đó cho rằng nó hoàn toàn ngẫu nhiên, thì đối với tôi không có gì tồn tại mà không có lý do.

Khái niệm đó tương tự với thiết kế, khi chúng ta thiết kế, chúng ta có một mục đích và đó là đưa ra thông điệp cho người xem. Cho dù nó là một quảng cáo, một bức tranh, nó được làm để quảng bá sản phẩm hoặc để truyền tải cảm xúc của người nghệ sĩ.

Các yếu tố của thiết kế xuất hiện trong mọi thứ bạn tạo ra, dù muốn hay không. Nó như những lực vô hình ở phía trên thẩm mỹ thị giác của người xem. Có nhiều điều khiến cuộc sống thành những tấm hình. Một trong số đó là những yếu tố như Đường Nét, Hình dạng, Chất liệu, Hình khối, Không Gian và Hướng.

Các nguyên tắc của thiết kế cũng đa dạng. Chúng khác nhau giữa các trường phái tư tưởng có ảnh hưởng tới thiết kế và giữa sự thực hành các nhân các nhà thiết kế.

Nhận thức về các yếu tố và các nguyên tắc trong thiết kế là bước đầu tiên trong việc tạo dựng một tác phẩm thị giác thành công.

Một số trong số đó là: Hài hòa, Tương Phản, Nhịp điệu, Nhấn mạnh, Lặp lại, Cân bằng, Phân cấp. Các nguyên tắc sẽ chẳng là gì nếu như nhà thiết kế không biết cách kết hợp các yếu tố với nhau.

9. Dõi theo một nhà thiết kế mà bạn hâm mộ



Bạn chắc hẳng có một người nghệ sĩ, nhà thiết kế nào đó, người mà gây cảm hứng về nghề nghiệp cho bạn. Nếu không có, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về một người có ảnh hưởng trong nghề này. Sau đó hãy nghiên cứu các tác phẩm của họ, dành thời gian xem các thiết kế chuyên nghiệp của họ.

Hãy đặt các câu hỏi như "Điều gì thật sự cuốn hút bạn?, Điều gì khiến bạn phải WOW"? Cố gắng xác định các yếu tố khiến tác phẩm trở nên kiệt xuất.

Ghé thăm các Portfolio của các nhà thiết kế yêu thích và hỏi họ những câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm; Làm sao để làm vậy? Anh/chị đã học thế nào? Tại sao anh chị lại làm vậy?… Những nhà thiết kế giỏi thường không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

10. Làm việc thông minh hơn (smarter, not harder)



Bạn thử lướt vài vòng trên Behance, DevianArt, bạn sẽ phát hiện ra vô số những nhà thiết kế giỏi đang cập nhật sản phẩm của họ. Một trong những cách trở thành nhà thiết kế giỏi là làm việc thông minh.

Đừng đơn giản chỉ là Thiết kế, bạn cần trưng bày những tắc phẩm có chọn lọc để chỉ ra tài năng của mình. Ngày nay, tạo một online porfolio và upload chúng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Là một nhà thiết kế, bạn nên biết cách để sử dụng kỹ năng thuần thục và đúng chỗ. Hãy học Typography và sử dụng trong tác phẩm của mình. Nhiều nhà thiết kế đưa ra các thông điệp mạnh mẽ chỉ bằng vài dòng chữ và đôi khi nó rất hiệu quả.

11. Tổ chức và lên lịch công việc của bạn



Đây là một trong những điều quan trọng nhất để theo đuổi nếu bạn muốn trở thành nhà thiết kế tốt hơn. Có gắng tổ chức thông tin tự do để bạn có thể xem một cách dễ dàng. Nếu bạn đang bị tấn công dồn dập vởi công việc, hãy lên lịch cho chúng và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều.

Nếu bạn đang tìm cách để nâng cao khả năng tổ chức của mình, không cần tìm kiếm đâu xa. Hãy thử đọc bài viết của Brian Behoff từ Design Cubicle, với chia sẻ các cách để thành một nhà thiết kế hiệu quả hơn, nổi bật hơn. Đọc tại đây.

12. Trì hoãn đường dẫn tới… tương lai
Đừng bao giờ trì hoãn công việc của bạn. Thường xuyên tìm cách kết thúc nó trong thời gian định trước. Loại bỏ sự phân tâm và những thứ gây ảnh hưởng tới công việc.

Thỏa hiệp là một thói quen cực xấu và kết quả là bạn có 1 dự án dang dở. Vì vậy có gắng duy trì thói quen làm việc chuyện nghiệp, nghiêm chỉnh.

Vâng, đó là những suy nghĩ của tôi về việc trở thành một nhà thiết kế tốt hơn, bạn có thể thêm vài điều bạn biết và bạn cho rằng nó rất hiệu quả. Tất cả chúng ta sẵn sàng đón nhận những ý kiến, những kiến thức mới. Vậy nên thoải mái để lại bình luận của bạn
(St)