Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất dành cho doanh nghiệp

 Ngày nay, các nhà cung cấp dịch vụ hosting – đặt biệt với các khách hàng là doanh nghiệp, cần đáp ứng được nhu cầu đa dạng về độ ổn định, tính bền vững cũng như khả năng linh hoạt. Khi bạn quyết định sử dụng dịch vụ từ 1 nhà cung cấp nào đó, bạn luôn mong đợi rằng sẽ được hưởng dịch vụ với chất lượng tốt nhất, khả năng hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, khắc phục lỗi bất cứ lúc nào với giá cả phải chăng... Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có được điều mình muốn, những lỗi cơ bản, khả năng quản lý yếu kém cũng như không nhiệt tình trong công việc khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy bực mình và vô cùng bức xúc, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và lợi nhuận của doanh nghiệp. Và đó là điều không ai mong muốn. Với những mẹo nhỏ được tổng hợp và liệt kê dưới đây, hy vọng các bạn sẽ đúc kết được kinh nghiệm trong quá trình lựa chọn các đơn vị cung cấp host.

Tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp:
Điều cần tìm hiểu trước tiên là nơi bạn đang tìm đến là 1 công ty thực sự hay chỉ là reseller của 1 đơn vị cung cấp khác. Cho dù có vẻ chất lượng, dịch vụ của họ tốt, tác phong chuyên nghiệp, cùng nhiều lời hứa hẹn hấp dẫn khác, bạn nên gạch tên họ ra khỏi danh sách tìm kiếm, nếu họ thực sự là reseller.

2 nhược điểm chính dễ nhận thấy nhất của những đơn vị resell này là gói cước và hình thức hỗ trợ kỹ thuật, họ cố gắng bao quát thật nhiều lĩnh vực không quá cần thiết để nâng mức phí dịch vụ lên. Bên cạnh đó, hầu hết các reseller đều không có bộ phận phụ trách kỹ thuật riêng để đảm nhận các công việc quản trị thông thường. Khi khách hàng hỗ trợ, họ chỉ có thể hỗ trợ được những việc đơn giản mà hầu như ai cũng biết, nếu phức tạp hơn, họ sẽ trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp chính, làm như vậy sẽ vừa mất thời gian của họ, lại trực tiếp ảnh hưởng đến khách hàng. Do vậy, hãy cố gắng tìm được nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp là tốt nhất.
Liệu bạn có được hỗ trợ đầy đủ trong suốt 24/7?
Bên cạnh khía cạnh chuyên môn, bạn nên để ý đến khả năng hỗ trợ kỹ thuật liên tục của đơn vị cung cấp. Khái niệm hỗ trợ 24/7 của các dịch vụ Internet (đặc biệt đối với việc lưu trữ à cung cấp kết nối) “ra đời” dựa vào các múi giờ khác nhau trên toàn thế giới. Nếu họ sẵn sàng đáp ứng với bất kỳ thắc mắc nào có liên quan đến kỹ thuật đến từ phía khách hàng liên tục trong 24/7, đừng quên liệt kê đơn vị cung cấp dịch vụ này vào danh sách tìm kiếm.
Nhà cung cấp đó có nhân viên Data Center hay không?
Tiếp theo là giai đoạn bảo trì, bảo dưỡng hệ thống dữ liệu, đây là khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hệ thống nếu muốn vận hành ổn định và lâu dài. Các nhà cung cấp dịch vụ hosting dựa vào các trung tâm dữ liệu để tồn tại, nếu họ quan tâm, chịu đầu tư để duy trì và phát triển, lượng khách hàng tìm đến họ sẽ ngày càng tăng. Còn nếu ngược lại, chắc hẳn các bạn cũng đã hình dung ra được kết cục của họ.

Các công ty kinh doanh host thường hợp tác với các đơn vị chuyên ngành về Data Center. Đối với 1 vài trường hợp đặc biệt, ví dụ với nhóm khách hàng thuộc hàng VIP, các vấn đề của họ thường được xử lý ngay lập tức, dứt điểm và nhanh chóng, cho dù bằng bất cứ biện pháp nào, đơn vị hỗ trợ sẽ trực tiếp hướng dẫn khắc phục sự cố hoặc thay thế hệ thống phần cứng. Những việc trên đều tiêu tốn 1 khoản phí không hề nhỏ, nhưng thực sự đáng đồng tiền, vì khách hàng đã được hỗ trợ và chăm sóc đầy đủ.

Mặt khác, quá trình này cũng giúp các đơn vị thi công giảm thiểu thời gian và chi phí trong khâu bảo dưỡng. Ví dụ, bạn đang cần thay thế hoặc lắp thêm 1 chiếc ổ cứng vào server. Thông thường quá trình này chỉ mất từ 20 – 40 phút, và tối đa là 1 giờ đồng hồ cho toàn bộ công đoạn. Nhưng nếu đơn vị đó không có nhân viên Data Center thì khách hàng sẽ phải chờ đợi nhiều hơn nữa, đi cùng với khoảng thời gian chờ đợi đó là lợi nhuận của khách hàng. Do vậy hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến yếu tố này.
Hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp có đảm bảo được hiệu suất hoạt động ổn định:
Tất cả chúng ta đều biết rằng không có chiếc máy tính nào trên thế giới có thể hoạt động đầy đủ 100% thời gian kể từ khi bắt đầu, nhưng với các doanh nghiệp con số này cần dao động xung quanh mức 99,9%, và thời gian “nghỉ ngơi” của máy chủ không được phép quá 45 phút trong 1 tháng. Nếu đơn vị cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu này, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu được bồi thường nếu đem so sánh với các điều khoản Service Level Agreement (SLA).

Nhưng bên cạnh đó còn có các trường hợp khác, khi những SLA này chỉ áp dụng với những dịch vụ – khác hàng nhất định, thường là chi phí cao hoặc yêu cầu các chuyên gia kỹ thuật, ví dụ như dịch vụ dedicated server hosting, cloud hosting... Do vậy, người sử dụng nên lưu ý và thỏa thuận kỹ càng về dịch vụ này với các đơn vị hợp tác.
Các mức giá:
Bước tiếp theo các bạn cần tham khảo rõ ràng là về giá cả. Không phải tính toán kỹ càng đến từng số chẵn và lẻ, những cần phải chắc chắn không có khoản phí nào bất hợp lý, vi dụ như phát sinh hoặc thay đổi theo thị trường. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra, so sánh giá niêm yết chính thức của các công ty khác nhau, có nhiều trường hợp đơn vị cung cấp thu phí của khách hàng khác với giá niêm yết bên ngoài do thị trường biến động mà chưa kịp điều chỉnh. Tuy mức chênh lệnh không quá nhiều nhưng sẽ gây ra tâm lý e ngại khi khách hàng tìm đến với họ.
Thương hiệu:
Đối với nhiều người, tên tuổi của đối tác không quan trọng bằng năng lực của họ, nhưng nó cũng phản ánh phần nào được khả năng và thời gian tồn tại trong thương trường. Và thực tế đã chỉ ra rất rõ ràng, tên tuổi, thương hiệu càng lớn đồng nghĩa với kinh nghiệm, uy tín và lợi nhuận của họ ngày càng lớn. Bên cạnh việc kiểm tra về thời gian hoạt động chính thức, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin về những lần cập nhật giá cả, các mô hình dịch vụ, cách họ điều chỉnh, phản ứng với những biến động của thị trường. Và lời khuyên từ những chuyên gia, khi tìm hiểu về 1 công ty bất kỳ nào đó, hãy chú ý vào những công ty có thời gian bắt đầu hoạt động tối thiểu là 5 năm.
Tham khảo các ý kiến đánh giá:
Càng đi đến gần với quyết định, bạn càng cần quyết đoán. Tuy nhiên, nếu muốn chắc chắn 100%, bạn nên thảm khảo các ý kiến đánh giá từ các diễn đàn, trang web công nghệ, những người bạn, đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm... Kết hợp với quá trình tự kiểm tra của mình, chắc chắn bạn sẽ có được điều mình muốn.
Các hoạt động truyền thông xã hội:
Ý kiến cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các hoạt động xã hội của công ty, đơn vị đó, yếu tố này có thể nói lên nhiều điều. Một công ty, tổ chức thường xuyên có những hoạt động đóng góp với xã hội chứng tỏ họ có 1 đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, và thân thiện. Hãy tham gia tìm hiểu thêm về diễn đàn hoặc blog của họ nếu có, nội dung bên trong có đa dạng, thu hút bạn đọc hay không, họ có tham gia và các mạng xã hội phổ biến khác như Twitter hoặc Facebook hay không. Nếu có nghĩa là họ không ngần ngại việc mở rộng để thu hút người dùng, ý kiến đóng góp cũng như thông tin chính thức về công ty.
Trên đây là những mẹo cơ bản đã được tổng hợp và sắp xếp, phân loại phù hợp khi người dùng muốn tìm đến các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ hosting. Các ý kiến trên không phải chính xác tuyệt đối trong những trường hợp cụ thể khác nhau, nếu các bạn có ý kiến và quan điểm về cùng chủ đề cần chia sẻ, hãy để lại bình luận tại mục bên dưới. Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét